Tắc kè đá như chúng ta đã biết trong một số sách đông y có ghi rõ: Tắc kè đá hay còn gọi là Cốt toái bổ trong đông y là một loại thảo dược có vị đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ thận, giảm đau, tiêu sưng chữa đau xương, đau mình mẩy, tụ máu, bong gân, thận hư, ù tai.
Là thảo dược đặc biệt quý, có tên trong sách đỏ Việt Nam từ 20 năm trước. Đây là loài thảo dược kỳ quái, trông như con thằn lằn bám trên đá, nên được người vùng cao gọi là Thằn lằn đá.

Tắc kè đá là một vị thuốc quý có nhiều cách sử dụng khác nhau như sắc nước để uống hoặc ăn trực tiếp tuy nhiên có một cách đem lại hiệu quả công dụng khá là cao đó là đem đi ngâm với rượu cũng là một phương pháp chế biến được nhiều người ưa thích và tin dùng. Trước khi đến với cách làm cốt toái bổ ngâm rượu thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua những tác dụng của tắc kè đá ngâm rượu.

Tắc kè đá hay cốt toái bổ ngâm rượu có tác dụng gì?

Cây Tắc kè đá là vị thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp. Công dụng của cây Tắc kè đá ngoài chữa bệnh, nó còn được dùng để ngâm thuốc để bồi bổ sức khỏe.Tác dụng chính của cốt toái bổ như thế nào?

+Vị thuốc này mới thấy được dùng trong nhân dân. Theo lài liệu cổ, cốt toấi bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có các tác dụng chính như sau:

+Bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư, điều trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hoà hoãn, sát trùng đỡ đau.

+Dùng điều trị dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù ràng đau

+Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Đối tượng sử dụng

+Bệnh nhân mắc chứng thận dương hư

+Người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện như: Đau mỏi lưng, ù tai, điếc.

+Người bị chảy máu chân răng, miệng hôi do suy giảm chức năng thận

+Người bị sưng đau do chấn thương

Cách làm cách ngâm rượu tắc kè đá hay cốt toái bổ

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách ngâm rượu tắc kè đá chủ đạo đó là ngâm tươi và ngâm khô

1 Cách ngâm tươi

Chuẩn bị: Tắc kè đá 1kg – rượu trắng 4 lít 40 độ – bình thủy tinh để đựng

  • B1. Rửa sạch dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ tắc kè đá
  • B2. Rửa lại một lần nữa với nước xong để khô ráo
  • B3. Các bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên miếng vào bình ngâm rượu rồi đổ rượu vào bình ngâm rượu thủy tinh theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu theo đúng tỉ lệ ( nên chọn ngâm vào bình thủy tinh Hàn Quốc để chất lượng rượu được tốt nhất )
  • B4. Đậy kín lắp ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được

2 Cách ngâm khô

  • B1. Các bước 1 -2 giống như cách làm ở trên
  • B2. Dùng dao thái thành các lát mỏng có độ dày 1,5-2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 6-7 nắng
  • B3. Sau khi khô chuẩn bị chảo đem sao qua với lửa ( tức là cho lên chảo rồi sao qua với lửa )
  • B4. Sau khi sao xong để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu cứ thế mà ngâm
  • B5. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 40 ngày là sử dụng được

* Lưu ý: Ngoài ra người ta hay sử dụng tắc kè đá ngâm kết hợp hơn là ngâm độc vị hoặc có thể sử dụng loại khô để đun sắc nước uống Ngày dùng 6-12 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ, thân, lá cây lưu ký nô, tên khoa học là Hypericum sampsonii Hance) với liều lượng bằng nhau, cùng sắc uống.

Dùng uống trong hay đắp ở ngoài: Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liểu lượng. Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết thương.

3 Ngâm kết hợp tươi và khô

Chuẩn bị tắc kè đá tươi 1kg và 0,5kg khô ( yêu cầu tắc kè đá khô đã rửa sạch cạo bỏ lông, tắc kè đá khô 0,5kg đã sao với lửa ) như cách ở trên

  • B1: Tắc kè đá tươi và khô cho vào bình thủy tinh
  • B2: Đổ rượu vào theo tỉ lệ phía trên với 12 lít rượu trắng
  • B3: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 60 ngày đem ra sử dụng

Tổng hợp các câu hỏi của bạn đọc

  • Rượu tắc kè đá đem đi hạ thổ có tốt không?: Càng ngon ạ
  • Rượu tắc kè đá để được bao lâu: Rượu tắc kè đá ngâm càng lâu càng ngon
  • Rượu lcốt toái bổ có ngâm được với mật ong không?: Ngâm được
  • Tắc kè đá ngâm chung với : ba kích, nấm ngọc cẩu, sâm cau đỏ, kỷ tử, sâm, nấm linh chi, nhung hươu tắc kè có được không?: Được nhé
  • Tôi ngâm tắc kè,ba kich, sâm cau, mối chúa, đẳng sâm có được không ạ: Được ạ
  • E phơi khô và nấu uống như trà được không ạ: Được luôn
  • Mọi người ơi cho em hỏi, em ngâm sâm cau đen, với sâm cau đỏ, với tắc kè đá chung có được không ạ: Được nhé
  • Ngâm chung nấm ngọc cẩu khô và; củ tắc kè đá khô với nhau được phải không admin.. có gây ảnh hưởng gì không anh..Được ngâm chung với nhau được nhé
  • Mình thay rượu trắng bằng rượu nếp cái hoa vàng có được không?: càng ngon anh ạ