Ở Việt Nam trong các loại cao động vật thì cao hổ là loại tốt nhất có công dụng tốt nhất. Xương hổ còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt là xương của hổ, bộ phận của con hổ dùng để nấu cao. Giá trị của bộ xương hổ phụ thuộc vào trọng lượng của hổ xương hổ quý nhất là xương chân trước hay còn gọi là xương cánh tay rồi xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Xương bánh chè hổ được coi là quan trọng nhất trong bộ xương. Nồi cao hổ cốt nếu thiếu xương bánh chè thì coi như mất một nửa giá trị. Xương hổ để càng lâu ngày càng tốt, nếu đem nấu cao khi xương còn tươi thì chất lượng cao rất kém và tanh.

Cao hổ có rất nhiều cách dùng như ( sắc nước uống, ăn trực tiếp, hoặc cho vào thức ăn để nấu đều được tuy nhiên ngâm rượu vẫn là cách thường thấy nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy cách ngâm cao hổ cốt với rượu thế nào là chuẩn nhất? Cách pha cao hổ với rượu và rượu cao hổ để được bao lâu? rượu cao hổ có tác dụng gì? Là câu hỏi mà nhiều bạn đọc đang quan tâm và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và trả lời. Trước khi đến với cách ngâm rượu cao hổ thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu những công dụng của rượu cao hổ.

Uống rượu cao hổ có tác dụng gì?

Cao hổ ngâm rượu uống có tác dụng gì? Uống rượu cao hổ có tác dụng gì? Về mặt cấu trúc, trong cao hổ cốt thật chứa chủ yếu là chất đạm, canxi dạng phosphat và nhiều khoáng chất khác.

Y học hiện đại phân tích cho thấy trong thành phần xương hổ (hổ cốt) có chứa collagen, mỡ, canxi phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của hổ cốt chứa 17 amino acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Thành phần hóa học của xương hổ gồm: canxi, phốtpho, protein, chất keo để thủy phân cho các axít amin. Như vậy, cao hổ cốt có chứa calcium phosphate, calcium carbonate, collagen, mỡ, magiesium phosphate về cơ bản giống như các loại cao xương động vật khác. Thành phần đạm toàn phần trong cao hổ cốt là 14,93 đến 16,66, tương đương cao gấu, cao khỉ, cao ban long, tỉ lệ axít amin cũng tương tự.

Theo y học Cổ Truyền: Xương có tính chất quy kinh, vị mặn, tính ấm, quy vào kinh thận, kinh cân công dụng trục phòng hàn, bồi dưỡng gân cốt, bồi bổ thận cường dương hiệu quả. Tác dụng chính: Bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ tê thấp, thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể. Cao xương hổ có hai thế mạnh là bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương

Cao hổ ngâm rượu như thế nào?

Cao hổ ngâm rượu rất đơn giản không khó có 2 cách ngâm đó là ngâm độc vị và ngâm kết hợp với loại thảo dược khác các bạn có thể chọn cho mình một cách để ngâm tùy vào điều kiện hiện có. Cách pha rượu cao hổ cốt chuẩn nhất.

1 Cách ngâm độc vị cao hổ với rượu

Ở phần ngâm độc vị này bạn chỉ cần quan tâm tỷ lệ ngâm rượu cao hổ cốt chứ không cần quan tâm đến các thứ khác

Chuẩn bị: 1kg cao hổ cốt – 20 lít rượu trắng loại ~ 40 độ – bình thủy tinh để đựng ( cứ 1 lạng tỉ lệ 2 lít rượu trắng )

  • B1: Cao hổ cắt thành từng lát hoặc để nguyên cả miếng cũng được ( cắt thành từng lát để cao hổ nhanh tan hơn )
  • B2: Cho cao hổ vào hũ thủy tinh để đựng rồi đổ rượu vào ngâm
  • B3: Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 30 ngày có thể đem ra dùng khi chúng ta cắt thành từng lát còn nếu chúng ta để nguyên cả miếng thì phải ngâm 50 ngày mới dùng được khi đó cao hổ mới có thể tan mà ngâm càng lâu càng tốt 3 tháng, 6 tháng, một năm ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.

Một số bạn đọc thích uống cao hổ ngâm rượu mật ong thì có thể cho vào ngâm cùng ( cho mật ong vào sẽ dễ uống hơn, mật ong làm giảm nồng độ của rượu ) Theo tỉ lệ ngâm phía trên thì chúng ta có thể cho khoảng 40-50ml mật ong vào ngâm cùng có thể gia giảm nếu bạn thích uống ngọt.

Lưu ý: khi ngâm rượu cao hổ cốt các bạn nên chọn những mẫu bình trong đẹp mắt để nhìn thấy hết được sự thẩm thấu được của những cục cao hổ cốt, chúng tôi khuyên các bạn nên ngâm vào bình rượu Hàn Quốc thủy tinh để đạt hiệu quả cao nhất khi ngâm ( bởi 1kg cao hổ xịn trên thị trường bây giờ có giá tiền vài trăm triệu chứ không ít )

2 Cách ngâm kết hợp cao hổ với một số loại khác

Cao hổ có thể ngâm được với rất nhiều loại như: đinh lăng, ba kích, đậu đen xanh lòng, tắc kè,…. Các bạn có thể ngâm kết hợp cùng rất nhiều loại dưới đây là một số cách ngâm kết hợp được nhiều người sử dụng

  • Ngâm với đậu đen xanh lòng( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 0,5kg đậu đen xanh lòng – 20 lít rượu trắng – bình thủy tinh để đựng) thực hiện đậu đen xanh lòng đem rang lên khoảng 15 phút cho thơm rồi để nguội cho vào bình, cao hổ thái lát cho vào cùng rồi đổ rượu vào ngâm. khoảng 1 tháng
  • Ngâm với đinh lăng ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 0,5kg rễ đinh lăng – 20 lít rượu trắng – bình thủy tinh ) rễ đinh lăng rửa sạch thái lát cho vào bình cao hổ thái lát cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 2 tháng đem ra dùng
  • Ngâm với ba kích ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 0,5kg ba kích tím – 20 lít rượu trắng – bình thủy tinh ) Ba kích tím rửa sạch tuốt bỏ lõi cao hổ cốt thái lát cho vào bình cùng với ba kích rồi đổ rượu vào ngâm cùng ngâm khoảng 2 tháng đem ra dùng
  • Ngâm với tắc kè ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 1 cặp tắc kè – 20 lít rượu trắng – bình thủy tinh) Tắc kè tươi mua về mổ bụng khoét bỏ mắt rửa sạch với nước muối có pha chút gừng sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi đem đi phơi khô khoảng 5 nắng cao hổ đem đi thái lát rồi bỏ vào hũ thủy tinh đổ rượu vào ngâm cùng nhau thời gian ngâm khoảng 2 tháng ( lưu ý khuyên các bạn nên mua tắc kè khô sẵn bán bên ngoài cho đỡ mất thời gian chế biến )
  • Ngâm với cao ngựa ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 1kg cao ngựa – 40 lít rượu trắng – bình thủy tinh ) Tất cả cho vào bình rồi đổ rượu ngâm trong thời gian 2 tháng đem ra dùng.

Ngoài ra còn rất nhiều loại thảo dược khác có thể ngâm chung với cao hổ bạn đọc có thắc mắc cứ comment bên dưới chúng tôi sẽ trả lời hoặc gửi thư liên hệ chi tiết

Cao hổ ngâm mật ong như thế nào?

Xin chào tôi là nữ năm nay 52 tuổi tôi không uống được rượu nhưng tôi muốn sử dụng cao hổ bằng cách nào tốt nhất và tôi có thể ngâm cao hổ với mật ong có được không cách sử dụng như thế nào?.

Trả lời?: Cao hổ có thể sử dụng sắc nước để uống mỗi ngày cắt một miếng nhỏ bằng nửa đốt ngón tay út rổi pha với 1l nước sôi uống dần. Còn nếu muốn ngâm với mật ong thì phải thực hiện theo cách sau

  • B1: Hấp cách thủy chuẩn bị nồi nước lớn miếng cao hổ cho vào cái bát sứ hoặc inox đều được rồi tiến hành đặt vào bên trong nồi nước ( lưu ý mực nước bên trong nồi phải vừa phải không được ngập miệng bát)
  • B2: Bật lửa đun cho đến khi cao hổ tan chảy
  • B3: Đổ cao hổ đã tan vào hũ rồi đổ mật ong vào ngâm cùng dùng đũa khuấy đều ( theo tỉ lệ 1kg cao hổ cần 3lit mật ong)
  • B4: Đậy kín ngâm trong khoảng 1 tuần đem ra dùng dần mỗi ngày dùng 10ml chia làm 2 lần sáng tối

Tại sao cao hổ rừng ngâm rượu lại tốt hơn cao hổ nuôi?

Hổ nuôi nhốt ăn nằm một chỗ trong chuồng nên móng chân cùn, to bè bè, còn hổ rừng có móng nhỏ và sắc nhọn như mũi chông. Hổ rừng nặng từ 30 kg là có nanh rõ ràng, còn hổ nuôi nhốt cùng lứa chưa thể mọc nanh được nên xương hổ rừng khi mang đi nấu cao có tính chất trị bệnh rất cao.

Và một số quan niệm cho rằng đồ tự nhiên đồ rừng bao giờ cũng tốt hơn do vậy cao hổ rừng thường được săn đón và đắt hơn cao hổ nuôi.

Cách uống cách sử dụng rượu cao hổ

Uống rượu cao hổ cốt đúng cách dùng cao hổ ngâm rượu sử dụng tốt nhất ngày uống 2 lần mỗi lần 20-30ml sử dụng uống rượu cao hổ vào lúc nào? tốt nhất sáng và tối, rượu cao hổ nên bảo quản tại nơi có nhiệt độ khoảng 20-25 độ tránh những nơi có nhiệt độ cao. Ai uống được rượu cao hổ? Những người trên 30 tuổi có thể sử dụng được, đặc biệt tốt cho những người có thể trạng yếu kém thiếu sức sống.

Lưu ý khi sử dụng rượu cao hổ cốt: Loại cao này có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người có thể chất hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng không nên dùng. Những người bị tăng huyết áp cũng cấm chỉ định dùng cao xương hổ. Rượu cao hổ mỗi ngày chỉ nên uống không quá 20ml. Những người bị gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… không nên sử dụng. Khi sử dụng cao hổ cốt cũng tránh ăn rau cải và uống nước chè.

Tổng hợp câu hỏi bạn đọc về rượu cao hổ

  • Rượu cao hổ có màu gì?: Rượu cao hổ ngâm 30 ngày có màu đục gần giống màu của sữa nhưng đục hơn và có cặn to hơn khi ngâm được trên 2 tháng chuyển dần sang màu đen sáng.
  • Rượu cao hổ cốt để được bao lâu? Rượu cao hổ cốt ngâm càng lâu càng tốt và càng ngon
  • Rượu cao hổ mật ong có ngâm được không?: Được nhé
  • Tôi không có mật ong cho đường có được không?: Được nhé
  • Update…..