Củ hà thủ ô có ngâm rượu được không? Hà thủ ô ngâm rượu có tốt không? Rượu hà thủ ô có tác dụng gì?
” Muốn cho xanh tóc đẹp da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô ” Câu nói khá quen thuộc khi nhắc tới vị thuốc quý ” Hà Thủ Ô “. Người ta biết đến hà thủ ô với công dụng trị nhiều chứng bệnh khác nhau và thường xuyên được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra dân gian còn gọi củ hà thủ ô với tên gọi mĩ miều là ” Củ Trường Sinh ” mang theo ý nghĩa trẻ mãi không già.
Hà thủ ô có 2 loại ( Hà Thủ Ô Trắng và Hà Thủ Ô Đỏ ) tất cả đều ngâm được rượu tuy nhiên công dụng nổi trội hơn hẳn của củ hà thủ ô đỏ khiến nhiều người tin dùng loại này hơn do vậy tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến hà thủ ô đỏ ngâm rượu
Hà thủ ô đỏ có nhiều cách chế biến khác nhau tuy nhiên có một cách đem lại hiệu quả công dụng cao nhất đó là đem đi ngâm với rượu cũng là một phương pháp chế biến được nhiều người ưa thích và tin dùng. Trước khi đến với cách ngâm rượu hà thủ ô thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua những tác dụng củ hà thủ ô ngâm rượu.
Củ hà thủ ô ngâm rượu có tác dụng gì?
Theo y học hiện cổ truyền: Hà thủ ô có vị đắng, ngọt, se và hơi ấm vào 2 kinh can và thận.công năng bổ máu và nhuận tràng, giải độc, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét
Theo y học hiện đại: Hà thủ ô đỏ chứa anthraglycosid; crysophanol, emodin, rhein; chứa protid; tinh bột; chất vô cơ; chất tan trong nước. Cũng giàu nguyên tố vi lượng như mangan, canxi, kẽm và sắt. Vậy tác dụng của rượu hà thủ ô đỏ là gi?
- Hà thủ ô đỏ có tác dụng hạ huyết áp
- Công dụng rượu hà thủ ô giúp bổ máu giảm nguy cơ rụng tóc rượu hà thủ ô trị tóc bạc
- Uống rượu hà thủ ô có tác dụng gì giúp bổ thận tráng dương ( khi ngâm kết hợp với đỗ đen )
- Chống xơ cứng động mạch
- Cải thiện hệ tiêu hóa giúp ăn ngon ngủ tốt
- Làm giảm lượng đường trong máu
- Chữa đau nhức xương khớp
- Tăng cường miễn dịch, máu, làm giãn mạch máu, tốt cho tim mạch
- Thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận
- Kích thích mọc tóc tăng trưởng tóc
- Làm đẹp da chống lão hóa, và kháng khuẩn
- Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh
Cách ngâm độc vị củ rễ hà thủ ô đỏ
Trong phần ngâm độc vị tôi sẽ hướng dẫn tới bạn đọc 2 cách ngâm chủ đạo thường được nhiều người sử dụng đó là ngâm tươi và ngâm khô
Chuẩn bị nguyên liệu là bước khá quan trọng để đạt chất lượng rượu tốt nhất
- Hà thủ ô nên chọn cửa hàng bán uy tín nên mua loại mới tươi hoặc mới được sơ chế
- Bình thuỷ tinh nên chọn địa chỉ uy tín nếu bạn ở Hà Nội thì chọn địa chỉ bình ngâm rượu hà nội chất lượng ở đường dẫn màu xanh
- Rượu nên chọn loại rượu nếp tầm 40 độ để ngâm đạt chất lượng
1 Công thức ngâm rượu hà thủ ô tươi
Chuẩn bị: Củ rễ hà thủ ô đỏ 1kg – Rượu trắng 4-5 lít 40 độ – 1 bình thủy tinh
Tiến hành phương pháp ngâm rượu hà thủ ô tươi đúng cách
- B1: Củ Hà Thủ Ô đỏ rửa sạch thái thành từng lát có độ dày 1cm
- B2: Chuẩn bị nước vo gạo để ngâm HTO 2-3 tiếng( loại bớt vị đắng có trong Hà Thủ Ô ) không nên ngâm lâu nước vo gạo sẽ bị chua và lên men
- B3: Vớt củ hà thủ ô đỏ ra rửa lại với nước sạch rồi để ráo nước
- B4: Cho vào bình thủy tinh ngâm rượu theo tỉ lệ trên
- B5: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 2-3 tháng đem ra sử dụng
2 Hướng dẫn cách ngâm rượu hà thủ ô khô
Cách chế biến hà thủ ô đỏ ngâm rượu thơm ngon tại nhà cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ khô như thế nào
- B1: Củ Hà thủ Ô đỏ rửa sạch thái thành từng lát có độ dày 0,5-1cm
- B2: Rửa lại với nước sạch để loại bớt nhựa ( không cần ngâm với nước vo gạo bởi khi phơi khô vị đắng của HTO cũng đã giảm
- B3: Đem đi phơi khoảng 10 nắng
- B4: Chuẩn bị chảo cho HTO vào sao vàng khoảng 10 phút đảo đều tay và vẩy một chút rượu tạo mùi thơm ( Bỏ qua bước này cũng được )
- B5: Tỉ lệ ngâm rượu hà thủ ô khô?: Cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg Hà Thủ Ô khô ngâm với 12 lít rượu
- B6: Đậy kín nắp để nơi khô ráo thời gian ngâm khoảng 2-3 tháng
Có một cách ngâm độc vị mà tôi đảm bảo giảm hẳn vị đắng của rễ củ cây Hà Thủ Ô mà tôi rất thích đó là thay bằng rượu trắng chúng ta sử dụng rượu nếp cái hoa vàng để ngâm sẽ dễ uống hơn rất nhiều
Hướng dẫn cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp
Cặp bài trùng của Hà Thủ Ô đỏ khi ngâm với rượu là đỗ đen lòng xanh một loại hạt rất dễ mua lại có tác dụng cực tốt khi kết hợp với hà thủ ô đỏ chúng bù trừ cho nhau hòa quyện và kết hợp tạo ra một thứ rượu thượng hạng đại bổ. Như tôi đã nói ở trên Hà Thủ Ô đỏ không có chức năng bổ thận tráng dương nhưng khi kết hợp với đỗ đen sẽ thêm được công dụng bổ thận cường dương cực tốt. Tuy nhiên ngoài ra Hà Thủ Ô còn có thể ngâm kết hợp được những vị dưới đây
- Đỗ đen xanh lòng: Ðậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát làm thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu
- Sáp ong: Trong sáp ong có chứa mật nên giúp trung hòa vị đắng, rượu sẽ dễ uống hơn
- Long nhãn: Có vị ngọt dịu ngâm rất tốt
- Đinh lăng: Có vị ngọt thanh, tính mát, hơi đắng nhưng không đáng kể.
- Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc ngâm rượu hà thủ ô loại thảo dược có thể ngâm kết hợp với HTO đỏ như: Thục địa, ba kích, nấm ngọc cẩu, sâm cau, nấm linh chi, nhân sâm, tắc kè, cẩu tích…..
Lưu ý: Với cách ngâm kết hợp các bạn muốn ngâm tươi hay ngâm khô tùy ý nếu ngâm tươi thì 1kg tươi với 5 lít rượu còn đối với ngâm khô thì 1kg với 12 lít rượu.
1 Cách làm hà thủ ô để ngâm rượu với đỗ đen
Chuẩn bị: HTO đỏ tươi – 1kg – 0,5kg đỗ đen xanh lòng – 6-7 lít rượu trắng 40 độ – bình thủy tinh
- B1: Củ Hà Thủ Ô đỏ rửa sạch thái thành từng lát có độ dày 1cm
- B2: Chuẩn bị nước vo gạo để ngâm miếng HTO 2-3 tiếng( loại bớt vị đắng có trong Hà Thủ Ô ) không nên ngâm lâu nước vo gạo sẽ bị chua và lên men sau đó rửa lại với nước sạch rồi để ráo
- B3: Đỗ đen xanh lòng rửa sạch để ráo
- B4: Chuẩn bị chảo đem sao vàng đỗ đen xanh lòng khoảng 15 phút để nhỏ lửa và vẩy một chút rượu trắng lên tạo mùi thơm
- B5: Cho hỗn hợp đỗ đen xanh lòng với hà thủ ô vào ngâm với 6-7 lít rượu trắng như trên
- B6; Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 2-3 tháng
2 Cách ngâm hà thủ ô đỏ với rượu với sáp ong
Chuẩn bị: HTO đỏ tươi – 1kg – 0,5kg sáp ong – 10 lít rượu trắng 40 độ – hũ thủy tinh
Tiến hành: Cho sáp ong và rễ củ cây HTO đỏ vào trong bình ngâm. Sau đó đổ 10 lít rượu vào bình sao cho ngập hết toàn bộ nguyên liệu bên trong. Đậy kín nắp để nơi khô ráo. Bạn ngâm khoảng 60 ngày là có thể sử dụng được rượu
3 Ngâm rượu với hà thủ ô với long nhãn
Chuẩn bị: HTO đỏ tươi – 1kg – 0,5kg long nhãn – 10 lít rượu trắng 40 độ – hũ thủy tinh
Tiến hành: Cho long nhãn và rễ củ cây HTO đỏ vào trong bình ngâm. Sau đó đổ 10 lít rượu vào bình sao cho ngập hết toàn bộ nguyên liệu bên trong. Đậy kín nắp để nơi khô ráo. Bạn ngâm khoảng 60 ngày là có thể sử dụng được rượu
4 Cách ngâm rượu với củ hà thủ ô với đinh lăng
Chuẩn bị: HTO đỏ tươi – 1kg – 0,5kg rễ đinh lăng tươi – 10 lít rượu trắng 40 độ – hũ thủy tinh
Củ rễ Hà thủ ô đỏ và đinh lăng rửa sạch thái lát đem phơi khô sau đó đem cả 2 đi sao vàng với lửa khoảng 10 phút đảo đều tay rồi cho vào bình thủy tinh đổ rượu vào theo tỉ lệ trên.
Một số lưu ý khi sử dụng rượu ngâm hà thủ ô đỏ
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng để tránh gặp những trường hợp không đáng có có thể xảy ra các bạn nên đọc qua để biết rõ
Đối tượng sử dụng ngâm với rễ cây hà thủ ô
Những đối tượng sử dụng được cây hà thủ ô ngâm rượu
- Người có triệu chứng yếu sinh lý
- Người máu xấu tóc bạc sớm
- Người già cao tuổi bị đau nhức xương khớp đau lưng mỏi gối
- Người bị căng thẳng mất ngủ stress
- Người kém ăn chậm tiêu
Đối tượng không được sử dụng rượu cây hà thủ ô
- Phụ nữ đang mang thai
- Người có chức năng gan và thận kém tuyệt đối không sử dụng rượu
- Người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường
- Người hay bị dị ứng, nhạy cảm với rượu và dược liệu
- Người có cơ thể ốm yếu, nhiều bệnh tật
- Người phải kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ
Cách sử dụng rượu hà thủ ô đỏ
Cách uống rượu hà thủ ô đỏ đơn giản hiệu quả đạt công dụng cao không nên lạm dụng uống quá nhiều quá mức sẽ dẫn tới những tác hại ngược lại. Người dùng chỉ nên sử dụng mỗi ngày từ 20 – 40ml sau mỗi bữa ăn. Nếu vẫn tiếp tục uống nhiều sẽ gây ra các bệnh về gan thận, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người dùng nên sử dụng như sau
- Ngày uống 2 lần, chia mỗi lần 1 chén nhỏ ( sáng tối trong bữa ăn )
- Mỗi ngày uống 40ml là hợp lý
- Không nên uống quá liều và kéo dài tránh phản tác dụng gây nguy hiểm tới sức khỏe
Tổng hợp các câu hỏi bạn đọc
- Dùng rượu ngâm cây hà thủ ô, ngâm tiếp với rươu nếp đã ngâm với trứng gà và chuối tiêu . Có được không ?: Có thể ngâm chung được với nhau ạ
- Hà thủ ô ngâm chung với táo đỏ, nấm ngọc cẩu , câu ki tử với mấy lát khúc khắc có được không?: Ngâm được nhé
- Hà thủ ô với huyết rồng có kết hợp ngâm ruợi được k nhà thuốc?: Ngâm kết hợp được với nhau ạ
- Hà thủ ô có ngâm được với dâm dương hoắc nhục thung dung không?: Ngâm được nhé
- Ba kích có ngâm chung được với hà thủ ô không?: Ngâm được nhé
- Rượu hà thủ ô để lâu ngâm có sao không?: Rượu mật nhân ngâm càng lâu càng ngon nhé
- Tôi có một ít miếng hà thủ ô đã thái sẵn, ngâm rượu dùng để xoa bóp chân tay tê có đc ko?: Mật nhân dùng xoa bóp chữa xương khớp cực tốt bác nên cho thêm một chút quế chi và hoa hồi nhé
- Hà thủ ô có ngâm cùng được linh chi và nhân sâm hay không?: Ngâm được anh nhé
- Ngâm củ hà thủ ô với sao biến và cá ngựa có tốt không?: Ngâm rất tốt nhé
- Thân cây hà thủ ô ngâm rượu có được không?: Không nên ngâm thân bởi thân cây không có tác dụng khi ngâm rượu
- Hà thủ ô ngâm với đường phèn với rượu có được không?: Ngâm được nhé
- Mình ngâm rượu hà thủ ô sau đó cho mật ong có được không?: Được nhé
- Rượu hà thủ ô hạ thổ có ngon không?: Càng ngon ạ
- Hà thủ ô trắng ngâm rượu như thế nào?: Phương pháp chế biến giống y hệt cách ngâm hà thủ ô đỏ nhé
- Update…
Hà thủ ô có ngâm kết hợp được với quả dúa dại cô tô không
Chào anh HTO hoàn toàn ngâm chung được với dứa dại a nhé