Quả na rừng ngâm rượu được không? Na rừng ngâm rượu có tốt không? Rượu quả na rừng có tác dụng gì?
Quả na rừng có tên gọi là dây xưn xe, nắm cơm, ngũ vị nam người dân tộc gọi là quả chí chuồn chùa quả na rừng là một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu, một trong ba vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý. Bên Trung Quốc người ta gọi quả na rừng với cái tên mỹ miều ” Quả Trường Thọ “. Quả và rễ na rừng đều được sử dụng làm thuốc và đều có thể ngâm được rượu.
Quả na rừng ăn được không? na rừng có nhiều cách chế biến khác nhau sắc nước hoặc ăn trực tiếp tuy nhiên có một cách đem lại hiệu quả công dụng cao nhất đó là đem đi ngâm với rượu cũng là một phương pháp chế biến được nhiều người ưa thích và tin dùng. Trước khi đến với cách ngâm rượu na rừng thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua những tác dụng của quả na rừng ngâm rượu
Quả na rừng ngâm rượu có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại: Trong quả na rừng có chứa 36 hợp chất đạt 97,23%, thành phần hoá học của tinh dầu Na rừng có các chất chính là: Caryophyllene, các chất khác có hàm lượng thấp hơn lần lượt là Himachalene, Humulene, Pinene, Copaene, Cadinene…Cây na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh. Rễ cây, thân cây và quả của cây na rừng đều có tác dụng chữa bệnh, Quả na rừng có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, hồi sức. Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ sinh lý rất hiệu quả, mà người dân tộc hay gọi là rượu Tứn khửn – “thần dược phòng the”
Theo y học cổ truyền: Quả có vị ngọt rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm quy kinh vị, đại trường có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng giúp an thần trị mất ngủ viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau. Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú
Tại Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây Na rừng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đã nghiên cứu và viết thành sách hướng dân cách dùng cây Na rừng. Tại huyện Yên Thế hầu hết các lương y và các đồng bào dân tộc trên huyện Yên Thế hay dùng làm thuốc thang chữa phong thấp ăn uống kém phụ nữ hãm uống sau khi sinh đẻ chống hậu sản.
- Quả na rừng có thể trị phong thấp
- Giúp điều hòa cơ thể trị chứng mất ngủ suy nhược thần kinh
- Giúp điều hòa khí huyết giúp ăn ngon ngủ tốt
- Điều trị đau nhức xương khớp cực tốt
- Trị viêm dạ dày viêm loét hành tá tràng
- Đặc biệt quả na rừng ngâm rượu sẽ giúp hồi phục sinh lực phái mạnh
Cách ngâm rượu quả na rừng
Ngâm độc vị là chỉ dùng quả na rừng để ngâm không cho bất kỳ một loại thảo dược nào ngâm cùng với rượu ở đây tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách ngâm thường thấy đó là ngâm với đường và không ngâm với đường bạn có thể chọn 1 cách ngâm phù hợp để sử dụng
Lưu ý: Chọn quả na rừng ngâm rượu?: Quả na chín ngâm rượu là ngon nhất. Hiện nay quả na rừng khi chín thường có 3 mầu là mầu xanh và mầu hồng thẫm có lúc thì màu trắng thẫm màu của quả na tùy thuộc vào đất trồng tất cả đều có thể ngâm được với rượu. Tuy nhiên muốn nhận biết được đâu là quả na rừng chín thì bạn hãy nhìn vào quả na rừng quả nào mà các khe nứt giữa các múi càng to và thưa thì quả đó là chín đem ngâm rượu là chuẩn.
1 Cách làm rượu quả na rừng với đường
Đối với cách này chị em phụ nữ sẽ rất thích bởi nồng độ rượu sẽ thấp và dễ uống tuy nhiên không nên cho quá nhiều đường bởi quả na rừng đã có vị ngọt sẵn chỉ nên cho lượng vừa đủ. Cách này gọi là ngâm rượu vang na rừng
Chuẩn bị: Quả na rừng chín 1kg ( thông thường mỗi quả na rừng có trọng lượng 1kg/1 quả có những quả 4-5kg. ). 300g đường trắng hoặc đường vàng đều được. Rượu trắng 3-4 lít 40 độ – 1 bình thủy tinh để đựng
- B1: Quả na rừng chín rửa sạch với nước
- B2: Tách từng múi na rừng ra để đảm bảo rượu ngấm được vào bên trong
- B3: Xếp một lớp múi na rừng vào bình ngâm thì một lớp đường rải lên trên
- B4: Đổ rượu vào ngâm theo tỉ lệ phía trên
- B5: Đậy kín nắp ngâm rượu trong 3-4 tháng đem ra sử dụng được
Lưu ý: Mình ủ đường với na rừng trước khoảng 20 ngày rồi đổ rượu được không?: Không nên ủ như vậy rất dễ bị mốc bên trong
2 Cách ngâm rượu na rừng không đường
Đối với cách này anh em phái mạnh thường thích hơn cả phản ánh đúng mùi vị của rượu na rừng thơm ngon
Chuẩn bị: Chuẩn bị: Quả na rừng chín 1kg ( thông thường mỗi quả na rừng có trọng lượng 1kg/1 quả có những quả 4-5kg. ). Rượu trắng 2-3 lít 40 độ – 1 bình thủy tinh để đựng
- B1: Quả na rừng chín rửa sạch với nước
- B2: Tách từng múi na rừng ra để đảm bảo rượu ngấm được vào bên trong
- B3: Chuẩn bị chõ đồ xôi xếp từng múi na rừng vào bên trong rồi đem đi hấp như hấp xôi khoảng 30 phút ( Có thể bỏ qua bước này cũng được)
- B4: Cho vào bình ngâm rượu theo tỉ lệ phía trên
- B5: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 2-3 tháng đem ra sử dụng
Lưu ý: Ở bước số 3 các bạn có thể bỏ qua cũng được. Mục đích của việc hấp cách thủy đó là làm cho thảo dược nhanh ngấm khi ngâm với rượu giúp rút ngắn thời gian ngâm rượu na rừng. Rượu ngâm càng lâu càng ngon nếu mục đích của các bạn là ngâm lâu để uống thì không cần làm bước số 3
Rượu tứn khửn của người dân tộc
Bạn đã từng nghe đến bài thuốc ” Tứn khửn “chữa sinh lý nổi tiếng của người dân tộc vùng Tây Bắc từ quả na rừng? Nó nổi tiếng đến nỗi mà rất nhiều đại gia sẵn sàng mất công mất việc đến tận nơi sờ tận mắt và tìm mua cho bằng được bởi hiện nay trên thị trường buôn bán tràn lan các mặt hàng bài thuốc “tứn khửn” không rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng.
Loại rượu này không phải chỉ có một loại cây duy nhất mà là nó tổng hợp của 12 vị thuốc quý. Theo người Mông rượu Tứn Khửn không phải là chỉ có một thành phần từ quả Chí chuôn chua mà nó là tổng hợp của nhiều vị thuốc, trong đó có 3 vị thuốc chính đó là: Quả chí chuôn chua, cây cua trừ ma và cây tứn khửn. Đây đều là những loại thảo dược hiếm, rất khó tìm và chỉ có vào một mùa nhất định trong năm và 9 vị thuốc khác nữa cộng lại là 12 vị. Đó là vì bí quyết ngâm rượu tứn khửn của đồng bào dân tộc chỉ các già làng mới là người có nhiều kinh nghiệm ngâm chứ cánh thanh niên không bao giờ được đụng vào và cũng không được truyền cho người ngoài, vì cách thức thực hiện rất cầu kì. Được biết: Ngoài thành phần là tứn khửn thì bài rượu thuốc cần phải có một số thảo dược khác như cây cỏ ngô, chí câu lỏ, cua chừ ma, quả cổ trâu (vương bất lưu thành), củ bình tinh hay còn gọi là củ rong riềng. Khác với một số bài rượu thuốc bổ dương khác, người dân tộc Mông không ngâm rượu tứn khửn vào bình thủy tinh ngâm ngay mà cho riêng quả chí chuôn chua vào ống tre bịt kín rồi đem đun cách thủy một đêm rồi sau đó cho ngay các vị thuốc trên vào bình, đổ rượu ngập các vị, đậy kín đem hạ thổ suốt 1 năm mới đem dùng. Thông thường một thang đủ vị tứn khửn ngâm đặc thì một thang ngâm chung với 10 – 15 lít rượu nếp nấu thủ công.
Cách dùng: Uống từ 1 đến 3 chén ( 20-50ml ) trong mỗi bữa ăn. Với nam giới lấy vợ đã lâu không có con thì mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ, thử uống liền trong một tháng thì “đâu sẽ có đó” ngay.
Tổng hợp các câu hỏi của bạn đọc
- Rễ cây na rừng có tác dụng gì?: Rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần. Rễ dùng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương; Đau bụng trước khi hành kinh, hậu sản
- Rượu na rừng đem đi hạ thổ có tốt không?: Càng ngon ạ
- Rượu na rừng để được bao lâu: Rượu na rừng ngâm càng lâu càng ngon
- Rượu na rừng có ngâm được với mật ong không?: Ngâm được
- Na rừng ngâm chung với : ba kích, nấm ngọc cẩu, sâm cau đỏ, kỷ tử, sâm, nấm linh chi, nhung hươu tắc kè có được không?: Được
- Update….
TS Vũ Thoại Chủ tịch Hội đồng khoa học viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm cho biết, na rừng là loại cây thảo dược có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn. “Đây là loại cây thân leo, lá hình bầu dục thường mọc trong rừng sâu trong những tháng 9 và 10 và có độ phủ tán trên 40%, ở độ cao từ 150 – 1200m so với mặt nước biển. Quả na rừng khi chín rất thơm và sóc rất hay tìm để ăn. Đây cũng là một trong 3 vị thuốc trong bài thuốc “Tứn khửn”, bài thuốc chữa yếu sinh lý nổi tiếng của đồng bào dân tộc Sơn La. Ngoài ra, dễ thân cây na rừng cũng có giá trị rất lớn trong Đông Y. Tuy nhiên, hiện nay do giá trị kinh tế cao nên loại cây này đang bị săn lùng ráo riết đến mức báo động”, Ts Vũ Thoại cho hay.
Để lại bình luận