Người ta đang rỉ tai nhau về công dụng chữa các bệnh về xương khớp của một loại rễ cây mà không nhiều người biết tới. Đó chính là rễ trái nhàu. Người Việt chúng ta đã từng nghe về công dụng chữa bệnh đau lưng nhức mỏi của quả nhàu khi ngâm rượu hoặc ngâm với đường nhưng số ít người biết tới công dụng thần kỳ chữa các bệnh về xương khớp của rễ cây nhàu. Theo dân gian truyền miệng nhau rằng sử dụng rượu ngâm rễ trái nhàu giúp tăng công hiệu gấp 5 lần khi sử dụng quả nhàu ngâm rượu.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ngâm rượu rễ cây nhàu thơm ngon bổ đơn giản tại nhà không có gì quý hơn khi bạn tự tay ngâm một bình rượu sau đó sử dụng. Trước khi đến với các bước ngâm rượu rễ nhàu thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua rễ nhàu ngâm rượu trị bệnh gì?

Rễ nhàu trị bệnh gì?

Theo y học cổ truyền: Theo sách “Gia y trị nghiệm” của Lương y Việt Cúc có ghi “rễ nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp.” Trong Đông Y, rễ nhàu có vị chát, tính bình. Chúng có thể dùng để chế biến làm thức uống trị nhiều bệnh khác nhau rễ nhàu có tác dụng gì: hạ huyết áp, rễ nhàu phơi khô hỗ trợ điều trị phong thấp, xương khớp, chữa trị bệnh đau đầu, đau dây thần kinh, chữa chứng mất ngủ.

Theo y học hiện đại: Còn theo các nghiên cứu mới nhất của y học hiện đại cho thấy: Trong rễ nhàu có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Sau khi phân tích dược tính của rễ nhàu (chứa nhiều hợp chất thiên nhiên như Điển hình là: Morindadiol, morindon, glucosid anthraquinonic, axit rubichloric, hỗn hợp anthraglucosid và i-oxy-2,3-dimetoxyanthraquinon…, lignin, pholysaccharide, flavonoid, irridoid, chất béo, scoppletin, catechin, betasitosterol, damnacanthal, alkaloid và nhiều khoáng tố vi lượng như trong dịch quả), giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, giáo sư Youngken thuộc Trường Đại học Dược khoa Massachusette, giáo sư Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ nhàu có dược tính sau: Có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài.

  • Chữa huyết áp cao
  • Chữa đau nhức mỏi do phong thấp
  • Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu
  • Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao
  • Chữa đau lưng do thận yếu

Rễ nhàu ngâm rượu như thế nào là đúng cách

Để có một bình rượu ngâm rễ trái nhàu thơm ngon đúng cách không phải bạn cứ đổ rượu vào là xong mà bạn phải làm theo đúng trình tự phía dưới để có một bình rượu ngâm trái nhàu chuẩn nhất vịnh bắc bộ. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách ngâm rượu rễ nhàu chính đó là ngâm tươi và ngâm khô và thêm một cách ngâm theo phương pháp đông Y.

1 Cách ngâm rễ nhàu tươi

Chuẩn bị: 1kg rễ tươi, 6-7 lít rượu trắng ~40 độ, bình thủy tinh để đựng, chõ để đồ xôi

Đối với cách ngâm tươi các bạn ngâm cả rễ hoặc thái lát ra đều được ở đây tôi sẽ ngâm nguyên cả bộ rễ của cây nhàu vào bình ngâm cho đẹp.

  1. Rễ nhàu rửa sạch ( các bạn nên dùng vòi rửa xe máy xịt cho sạch nếu nhà ai không có thì ra tiệm rửa xe máy xịt cho sạch mất chỉ có 10k)
  2. Chúng ta dùng bông vệ sinh những ngóc nghách nhỏ ở rễ nhàu sao cho thật sạch rồi để ráo nước khoàng 30p
  3. Xếp rễ vào chõ đồ xôi để hấp cách thủy khoảng 20-25 phút
  4. Chúng ta tiến hành xếp rễ vào trong bình thủy tinh
  5. Tiến hành đổ rượu từ từ vào trong bình
  6. Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 5-6 tháng

Tại sao phải hấp cách thủy: Bởi rễ nhàu khi ngâm có vị hơi đắng hấp cách thủy là để giảm vị đắng và tăng công dụng của rễ nhàu ( tìm hiểu thêm về hấp cách thủy trong đông Y)

Kết quả: Màu rượu sẽ có màu vàng đậm cánh dán

2 Cách ngâm rượu rễ nhàu khô

Đây là cách tôi thích nhất đơn giản vì khi ngâm khô mùi hương sẽ thơm và đỡ đắng hơn so với ngâm tươi. Rễ nhàu khi ngâm khô người ta thường thái lát ra để phơi cho nhanh khô

Chuẩn bị: 1kg rễ nhàu tươi, 6-7 lít rượu trắng ~ 40 độ, bình thủy tinh để đựng, Chảo để sao

  1. Bước 1-2 giống cách ở phía trên
  2. Dùng dao thái lát thành từng lát có độ dày 0,5cm
  3. Đem đi phơi khoảng 10 nắng ( đối với 1kg tươi sau khi phơi khô chỉ còn khoảng 2,5-3 lạng khô)
  4. Sau khi khô chuẩn bị chảo rồi cho rễ nhàu vào rang đều tay khoảng 10-15 phút vớt ra để nguội
  5. Tiến hành cho vào bình thủy tinh để ngâm rồi đổ rượu vào
  6. Đậy nắp kín ngâm trong thời gian 5-6 tháng đem ra dùng

3 Ngâm rượu rễ nhàu theo phương pháp Đông Y

Đối với cách này hơi cầu kỳ và mất thời gian một chút tuy nhiên kết quả lại cực kỳ hiệu nghiệm. Chuẩn bị 1kg rễ nhàu tươi -3 lạng rễ nhàu khô – 12 lít rượu – bình thủy tinh để đựng.

  1. Rễ nhàu tươi rửa sạch thái lát đem đi hấp cách thủy sau đó để nguội
  2. Rễ nhàu khô cho lên chảo sao vàng đảo đều tay và vẩy một chén rượu hạt mít có pha vài hạt muối trắng đảo đều tay khoảng 15 phút rồi vớt ra trải một miếng vải mỏng lên đất rồi cho rễ nhàu sau khi sao vào để nguội
  3. Cho tất cả vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm cùng
  4. Tiến hành đậy kín nắp ngâm trong khoảng 5-6 tháng đem ra sử dụng

Cách sử dụng rượu rễ nhàu

Phía trên chúng ta đã sơ lược qua cách ngâm rượu rễ nhàu cả rễ các bạn đã có những kinh nghiệm quý báu dành cho mình. Để phát huy tính bổ thận tráng dương tới các Quý Ông có thể kết hợp ngâm rượu với một số thảo dược cường dương khác nữa. Tùy thuộc theo thể trạng cũng như sức khỏe của mỗi người.

Thời gian sử dụng

  • Thời gian ngâm rượu rễ nhàu thường rơi vào 6 tháng là có thể dùng được, nhưng tốt hơn hết cứ để tầm 1 năm uống sẽ ngon hơn , màu sắc Rượu kết hợp sẽ ngon đậm và óng ánh hơn..
  • Nếu hạ thổ vào chum thì nên để > 200 ngày nồng độ rượu từ 43-45 độ.

Cách dùng rượu rễ nhàu

– Chia đều 2 bữa mỗi bữa chỉ uống 1 chén rượu nhỏ thì sẽ phát huy hết công dụng của rượu ngâm

– Lưu ý: không nên dùng quá liều chỉ nên dùng từ 100-150ml mỗi ngày

– Đối với những người mới uống rượu rễ nhàu thì cảm giác hơi khó uống một chút tuy nhiên để dễ uống hơn các bạn cho thêm 1 -2 chén mật ong nhỏ vào bình rượu ngâm để dễ uống hơn nhé

Chúc các bạn thành công !

Tổng hợp các câu hỏi về cách ngâm rễ nhàu với rượu

  • Rễ nhàu ngâm kết hợp được với những thảo dược nào?: Đa số các loại thảo dược lành tính đều có thể ngâm chung với rễ nhàu được như: chuối hột, táo mèo, ba kích, sâm cau, nấm ngọc cẩu, đinh lăng, tắc kè, long nhãn…..
  • Mình ngâm hơi đặc uống có ảnh hưởng gì không?: Không ảnh hưởng gì nhé tuy nhiên bạn nên pha thêm rượu vào uống cho đủ tỉ lệ sẽ dễ uống hơn nhé
  • Mình uống lần đầu thấy khó cho thêm mật ong, cỏ ngọt, quả lá hán được không?: Được nhé rễ nhàu có vị hơi đắng a/c nên cho ít mật ong vào để giảm vị đắng
  • Mình ngâm rễ nhàu càng lâu càng tốt phải không bạn?: Đúng rồi ngâm càng lâu rượu càng ngon nhé
  • Mình ngâm rượu rễ nhàu chung quả nhàu có được không?: Được nhé
  • Update…..