Tắc kè hay còn gọi là Cáp Giới, được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dành cho phái Mạnh là chủ yếu Theo Y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, tính ôn vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, giúp cho thời gian quan hệ được bền lâu hơn. Rượu ngâm tắc kè rất tốt cho người mắc chứng bệnh xuất tinh sớm … Ngoài ra Tắc kè còn là loại thuốc bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, hoặc trị suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, lao động trí não căng thẳng.

Để có một bình rượu tắc kè chuẩn chỉ các bạn cần phải làm đúng theo quy tắc bất di bất dịch thì công dụng của bình rượu tắc kè mới cao. Đã có rất nhiều trường hợp mua tắc kè tươi và tắc kè khô ở ngoài rồi sau đó đem về ngâm không đúng cách lợi không thấy đâu mà hại lại nhiều phương pháp ngâm rượu tắc kè không đúng cũng có thể dẫn tới ngộ độc hoặc mùi tanh rất khó uống. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ngâm tắc kè với rượu chuẩn nhất.

Trước khi đến với các bước ngâm rượu với tắc kè thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về những lợi ích của rượu tắc kè mang lại cho sức khỏe người dùng.

Rượu tắc kè có công dụng gì?

Rượu tắc kè bổ gì? rượu tắc kè có tốt không? rượu tắc kè có tác dụng gì?. Những câu hỏi bạn đọc thường hay thắc mắc rượu tắc kè có thật sự bổ chúng ta cùng tìm hiểu sau đây

Theo Y học hiện đại: Một số nghiên cứu gần đây trong toàn thân tắc kè có các axit amin theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: axit glutamic, alanin, glyxin, axit axpartic, acginin, lysin, serin, leuxin, isoleuxin, phenylalanin, valin, prolin, histidìn, treonin và xystein. Phần đuôi tắc kè chứa 25% chất bổ. Vậy tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì? công dụng chính theo y học hiện đại là giúp bồi bổ cơ thể tăng cường thể trạng, giảm mệt nhọc.

Theo Y học cổ truyền: Tắc kè có tính ôn, vị mặn, vào hai kinh phế vào thận nên có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh dục, cải thiện chức năng sinh lý của nam giới. Rượu tắc kè rất tốt cho nam giới, nhất là những người mắc chứng xuất tinh sớm yếu sinh lý vậy uống rượu tắc kè có tác dụng gì?

  • Tăng kích thước và sự cương cứng của dương vật.
  • Tác dụng điều trị chứng ho hen, lao phổi
  • Điều hòa khí huyết giúp lưu thông máu
  • Điều trị chứng thiếu máu, da xanh xao người gầy gò ốm yếu sử dụng giúp ăn ngon ngủ tốt
  • Giảm viêm đường tiết niệu
  • Điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp suy nhược của tuổi già

Ngâm rượu tắc kè thế nào? là chuẩn

Hiện nay có 2 cách ngâm rượu và chế biến rượu tắc kè chính đó là ngâm rượu tắc kè tươi và cách ngâm rượu tắc kè khô tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc từng mục một từ đó bạn đọc có thể chọn lựa cho mình những phương pháp ngâm tốt nhất cho mục đích sử dụng.

Cách ngâm rượu tắc kè tươi sống

Bước chọn tắc kè là bước quan trọng nhất tôi có một số lưu ý dành cho bạn đọc khi chọn mua tắc kè như sau:

  • Tắc kè càng to thì càng tốt
  • Tắc kè tươi nên chọn con có độ dài trung bình 20-25cm dài hơn thì càng tốt
  • Tuyệt đối không chọn mua những con tắc kè bị cụt đuôi hoặc bị đứt đuôi ( bởi phần đuôi là phần tốt nhất )
  • Tắc kè khi mua nên chọn mua 1 đực 1 cái ( tạo thành 1 cặp )

Chuẩn bị: 2 cặp tắc kè 2 đực 2 cái, rượu trắng 2 lít rượu 40 độ, bình thủy tinh để đựng, và chuẩn bị sẵn rượu gừng (Với cách làm rượu gừng rất đơn giản. Chỉ cần lấy 30gr gừng tươi đem rửa sạch, giã nát rồi ngâm trong 100ml rượu trắng có nồng độ 35 đến 40 độ)

1 Tiến hành cách làm rượu tắc kè sống độc vị

  • B1: Nhúng tắc kè nguyên con còn sống vào nước sôi khoảng 5 giây vớt ra ( nên nhúng vào nước sôi để đảm bảo bước tiếp theo khi mổ bụng tắc kè không giãy làm đứt đuôi )
  • B2: Tắc kè móc bỏ mắt rồi mổ bụng bỏ ruột gan cắt bỏ bàn chân
  • B3: Cho tắc kè đã mổ vào chậu rồi đổ một ít rượu gừng vào ( mục đích loại bỏ mùi tanh của tắc kè ). Nếu không có rượu gừng thì các bạn cũng có thể rửa bằng nước ấm có pha gừng tươi giã nát.
  • B4: Sau đó rửa qua 1 lần với rượu trắng
  • B5: Cho tắc kè vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào
  • B6: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 1 tháng đem ra sử dụng

Có thể ngâm chung với các vị thuốc bổ phế như: Bách bộ, trần bì, huyết giác, kê huyết đằng, thiên môn, đại hổi, tiểu hồi, mạch môn hoặc bổ thận như: Ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc hay nhân sâm, đinh lăng đều được và các bạn có thể cho thêm mật ong vào ngâm cùng để dễ uống hơn

2 Tiến hành cách ngâm rượu tắc kè bìm bịp tươi

Nhiều bạn có hỏi cách ngâm rượu tắc kè với bìm bịp như thế nào trong bài viết hôm nay tôi cũng sẽ hướng dẫn cụ thể

Chuẩn bị: 1 cặp tắc kè 1 đực 1 cái. 1 con bìm bịp, 3 lít rượu trắng 40 độ.

  • B1: Tắc kè tươi sống chế biến trước khi ngâm rượu làm y hệt các bước trên
  • B2: Bìm bịp sống nhúng qua nước sôi khoảng 3-5 giây vớt ra vặt sạch lông mổ bỏ nội tạng thông thường ta sẽ dùng nước để rửa sạch, tuy nhiên khi ngâm rượu ta nên dùng nước rượu gừng để làm sạch vết máu của bìm bịp và các vết bẩn sau đó để khô ( Nếu không có rượu gừng thì các bạn cũng có thể rửa bằng nước ấm có pha gừng tươi giã nát). Sau đó rửa qua 1 lần với rượu trắng
  • B3: Cho tắc kè và bìm bịp đã sơ chế vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 40 ngày đem ra sử dụng

Tác dụng rượu tắc kè ngâm với bìm bịp có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp tăng cường sinh lý nam giới thì rượu bìm bịp còn có tác dụng trị chứng liệt dương, tăng kích thích dương vật, hên suyễn, suy nhược, đái dắt, đái buốt cho những người già hay đau nhức xương cốt, mệt mỏi.

Có thể ngâm chung với các vị thuốc bổ phế như: Bách bộ, trần bì, huyết giác, kê huyết đằng, thiên môn, đại hổi, tiểu hồi, mạch môn hoặc bổ thận như: Ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc hay nhân sâm, đinh lăng đều được và các bạn có thể cho thêm mật ong vào ngâm cùng để dễ uống hơn.

Cách ngâm rượu tắc kè khô

Trong phần ngâm khô tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách ngâm tắc kè khô đó là ngâm độc vị và ngâm tắc kè khô với cá ngựa. trước khi đến với các bước ngâm rượu với tắc kè thì chúng ta cần nhớ những lưu ý sau.

  • Tắc kè tươi đem phơi khô ( thời tiết phải thật nắng nếu không có nắng thì tắc kè sẽ có mùi hôi khó chịu nếu thời tiết không ủng hộ thì các bạn hãy đem tắc kè đi sấy khô )
  • Nếu mua tắc kè khô ở ngoài tránh mua phải tắc kè bị mốc và mối mọt và không mua tắc kè bị cụt đuôi

1 Tiến hành cách ngâm rượu tắc kè khô độc vị

  • B1: Nhúng tắc kè nguyên con còn sống vào nước sôi khoảng 5 giây vớt ra ( nên nhúng vào nước sôi để đảm bảo bước tiếp theo khi mổ bụng tắc kè không giãy làm đứt đuôi )
  • B2: Tắc kè móc bỏ mắt rồi mổ bụng bỏ nội tạng ruột gan cắt bỏ bàn chân
  • B3: Mổ bụng ( không được rửa nước ) Móc bỏ hết phủ tạng, tẩm rượu. Lấy 2 que nhỏ, dẹp căng thẳng hai chân trước và hai chân sau lấy que nứa khác nhọn 2 đầu xuyên qua đầu và đuôi. Lấy giấy báo quấn đuôi lại để đuôi khỏi bị gãy trong thời gian phơi khô
  • B4: Sau đó đem phơi hoặc sấy khô khoảng 15-20 ngày (Nên phơi vào những ngày trời nắng to, nếu thời tiết âm u, nên tiến hành sấy bắc củi. Nếu nhiệt độ phơi không đủ, tắc kè rất dễ có mùi hôi khó chịu).
  • B5: Tắc kè đã khô chúng ta ca cần nhúng tắc kè vào nước sôi khoảng 3-5 phút sau đó vớt ra rồi tẩm qua rượu trắng rồi đem đi nướng qua với lửa loại bỏ hẳn mùi tanh khó chịu ( lưu ý chỉ nên nướng qua cho vàng không nướng cháy)
  • B6: Cho tắc kè vào bình ngâm rượu rồi đổ rượu vào 1 cặp tắc kè 1 đực 1 cái đã khô ngâm với 1 lít rượu 40 độ
  • B7: Đậy kín nắp ngâm trong 30-40 ngày đem ra sử dụng

Có thể ngâm chung với các vị thuốc bổ phế như: Bách bộ, trần bì, huyết giác, kê huyết đằng, thiên môn, đại hổi, tiểu hồi, mạch môn hoặc bổ thận như: Ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc hay nhân sâm, đinh lăng đều được và các bạn có thể cho thêm mật ong vào ngâm cùng để dễ uống hơn.

tắc kè khô

2 Tiến hành cách ngâm rượu tắc kè khô với cá ngựa

Chuẩn bị: Cá ngựa 2 con, tắc kè khô 2 cặp ( các bước sơ chế tắc kè khô làm giống như trên ), 3 lít rượu

  • B1: Cá ngựa tươi bắt về, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, rồi đem phơi hay sấy khô rồi tẩm rượu nướng qua với rượu, tắc kè khô cũng cần làm như vậy.
  • B2: Cho cá ngựa đã khô và tắc kè khô vào bình thủy tinh ngâm rượu đổ rượu vào ngâm
  • B3: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 40 ngày đem ra sử dụng

Theo Đông y cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm; vào can thận. Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu, trưng hà tích tụ, chấn thương bầm dập, thần kinh suy nhược, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý.

Có thể ngâm chung với các vị thuốc bổ phế như: Bách bộ, trần bì, huyết giác, kê huyết đằng, thiên môn, đại hổi, tiểu hồi, mạch môn hoặc bổ thận như: Ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc hay nhân sâm, đinh lăng đều được và các bạn có thể cho thêm mật ong vào ngâm cùng để dễ uống hơn.

Tổng hợp các câu hỏi thắc mắc của bạn đọc

  • Cho em hỏi tắc kè tươi có ngâm chung với các vị thuốc như: Đẳng sâm, Huyết giác, Trần bì, Tiểu hồi được không ạ?: Chào bạn, tắc kè tươi bạn ngâm chung với các vị trên sẽ có tác dụng rất tốt. Các vị thuốc giúp tăng cường hiệu quả mà còn giúp khử mùi tanh của tắc kè tươi bạn nhé.
  • Bọ cạp, tắc kè, bìm bịp, cá ngựa ngâm chung có được không? Chào bạn, các vị trên bạn ngâm chung đc bình thường
  • Bị xuất tinh sớm.bác sĩ khuyên k uống rượu bia vậy bài thuốc ngâm rượu có thật sự tốt k? Chào bạn, bài rượu điều trị xuất tinh sớm có tác dụng rất tốt bạn nhé
  • Cho em hỏi em ngâm tắc ke có bỏ mắt nhưng ko bỏ ban chan với lại em ngam chỉ riêng tác ke ko ngam chung voi bất kì loai gì thì uống có tác dụng gì không và có độc tố gì ko ạ. Em cảm ơn .Chào bạn cách ngâm trên bạn sử dụng được bình thường, không ảnh hưởng gì bạn nhé tuy nhiên khi ngâm bạn nên bỏ chân thì rượu sẽ tốt hơn nữa ạ
  • Ngâm rượu tắc kè kết hợp với củ mật nhân và bọ cạp có được không?: Chào bạn, bạn có thể ngâm chung đc bình thường
  • Mình để nguyên con ngâm có ảnh hưởng gì không?: Bạn nên chế biến trước khi ngâm nhé
  • Ngâm rươu tăc ke va bọ cạp chung môt bình có được không?: Được nhé
  • Mình có nuôi dc hai con tắc kè nhung ko biết mổ vi nó quá to khoảng 3 lang ko biết đã ngâm rượu dc chưa: 3 lạng là tắc kè đã đủ lớn để ngâm rượu bạn nhé
  • Em chót ngâm mà không bỏ mắt và chân với lai em ngâm 7con với 3lít rượu hỏi dùng có vấn đề gì không?: Không vấn đề gì bạn nhé
  • Tôi lỡ ngâm rượu tắc kè khô nguyên con(cả mắt và chân). Nếu sử dụng rượu đó thì có hại gì đến sức khỏe không? Tôi lo ngại có độc tố nên không dám sử dụng.?: Chào bạn, nếu lỡ không bỏ mắt tắc kè bạn vẫn sử dụng rượu bình thường mà không có ảnh hưởng gì lớn nhé.
  • Có người chỉ mình là phải cạo vẩy tắc kè rồi mới ngâm rượu có đúng không bạn?: Chào bạn, tắc kè ngâm rượu không cần cạo vẩy. Vẩy của tắc kè cũng là 1 vị thuốc đó bạn
  • Cho mình hỏi là mình có thể bỏ 1 cặp tắc kè vào ngâm chung với bình rượu nhân sâm ngâm dược hơn 1 tháng không? Xin cảm ơn Chào bạn, bạn ngâm chung được. Lưu ý, trước khi ngâm, bạn nên sao vàng con tắc kè khô lên nhé
  • Cho mình hỏi là mắt tắc kè dùng để làm gì.Trong mắt tắc kè có độc không: Bởi mắt tắc kè có một chút độc tố nhỏ
  • Tắc kè ngâm rượu có tan ra không vậy Tắc kè ngâm rượu không bị tan ra bạn nhé
  • Mình có 1 bình ruou sam triều tiên 7lit và một bình nấm linh chi 7 lit. Cả 2 bình đều có 1 ít táo tầu và kỷ tư tạo vị ngọt. Mình có thể thêm 2 con tắc kè (hoặc cá ngựa) vào mỗi bình được không? Con nào ngâm hợp hơn? Chào bạn bạn có thể ngâm chung thêm Tắc kè vào 2 bình rượu trên. Nhưng lưu ý khi ngâm bạn nên cho thêm 20 trần bì và tiểu Hồi để làm giảm bớt vị tanh của tắc kè và cá ngựa.
  • Rượu tắc kè ngâm bao lâu thì uống được?: khoảng 30-40 ngày là sử dụng được
  • Rượu tắc kè uống như thế nào là chuẩn: Mỗi ngày 1-2 chén nhỏ khoảng 20ml
  • Update….